Thỏa thuận Belgrade Thỏa thuận Tito–Šubašić

Josip Broz Tito được công nhận quyền cai trị ở Nam Tư thông qua các thỏa thuận với Ivan Subašić.

Ngay sau đó, Šubašić quay trở lại Nam Tư, đến trụ sở của Tito ở Vršac vào ngày 23 tháng 10 năm 1944. Khi cả hai dự kiến nối lại các cuộc đàm phán về chính phủ thời hậu chiến, họ được ngoại trưởng Anh và Liên Xô - Anthony EdenVyacheslav Molotov - gửi một thông điệp chung, bày tỏ hy vọng rằng các cuộc đàm phán sẽ dẫn đến việc thành lập một chính phủ liên minh.[16] Tito và Šubašić tiếp tục cuộc đàm phán vào ngày 28 tháng 10. Vào ngày 1 tháng 11, trưởng phái bộ của Anh và Liên Xô được yêu cầu tham dự làm nhân chứng dự thảo thỏa thuận.[16]

Trong thỏa thuận mới, các bên đã nêu ra một kế hoạch chi tiết cho một chính phủ liên minh như dự kiến tại Vis hồi đầu năm. Thoả thuận ban đầu quy định rằng chính phủ mới sẽ có 18 thành viên - 12 người thuộc Ủy ban Quốc gia Giải phóng Nam Tư và 6 người từ chính phủ lưu vong. Tito sẽ là tổng thống, trong khi Šubašić sẽ là phó tổng thống và bộ trưởng ngoại giao.[11] Chính phủ mới sẽ tổ chức một cuộc bầu cử để quyết định hệ thống chính trị của đất nước. Trong khi đó, Nam Tư về mặt lý thuyết sẽ vẫn là một chế độ quân chủ. Peter II sẽ là người đứng đầu đất nước, nhưng vẫn sẽ ở lại nước ngoài. Thay vào đó, thỏa thuận quy định một hội đồng gồm ba nhiếp chính đại diện cho nhà vua ở Nam Tư, mặc dù các bên cũng quyết định rằng vất cứ quyết định nào sẽ chỉ được ký với sự chấp thuận của nhà vua.[17]

Vì Tito được sử ủng hộ của một lực lượng lớn quân du kích trong nước, và Šubašić không có quyền lực nào để thúc đẩy một chương trình nghị sự khác, và việc nhiếp chính được hiểu là sự nhượng bộ của Tito đối với chính phủ lưu vong.[11] Thỏa thuận cũng khẳng định, một khi chiến tranh kết thúc, chính phủ mới sẽ ra tuyên bố ủng hộ các quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân, bao gồm tự do tôn giáo và tự do báo chí. Tuy nhiên, Tito đã bắt đầu công khai thay đổi quan điểm vào tháng 1 năm 1945.[18]

Các nhà ngoại giao Anh chỉ ra rằng chính phủ được đề xuất thực tế sẽ có 28 thành viên bỏ phiếu (với thêm 10 thành viên từ Ủy ban Quốc gia Giải phóng Nam Tư) và rằng một nửa số người của Šubašić trong chính phủ mới ủng hộ Tito - cho Tito lợi thế 25-3. Hơn thế nữa, Šubašić đã đến Moskva vào ngày 20 tháng 11 để tìm kiếm sự ủng hộ của Stalin trước khi quay trở lại Luân Đôn. Hành động này đã khiến Peter II cân nhắc việc sa thải Šubašić, và chỉ có sự can thiệp của Churchill mới khiến ông ta nản lòng.[19]

Vào ngày 7 tháng 12, Tito và Šubašić đã ký hai thỏa thuận bổ sung liên quan đến việc bầu cử hội đồng cử tri, định đoạt tài sản của Peter II và hội đồng nhiếp chính. Trong một cuộc họp được tổ chức vào ngày hôm đó, người đứng đầu phái bộ Anh tại Nam Tư Fitzroy Maclean nói với Tito rằng Anh sẽ chỉ xem xét công nhận ngoại giao với Tito nếu Tito và Šubašić thành lập chính phủ liên minh.[20]